Lưu ý: Đây chưa phải phiên bản chính thức.

Từ điển nhân khẩu học đa ngữ, bản in lần thứ hai

90

Từ Demopædia
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm


Lưu ý: Các nhà tài trợ cho Demopaedia không nhất thiết phải đồng ý với tất cả các định nghĩa trong phiên bản này của Từ điển.

Xin vui lòng tham khảo khu vực thảo luận trong trang này để biết thêm thông tin.

Chuyển tới: Giới thiệu Demopædia | Hướng dẫn sử dụng | Tải xuống
Chương: Lời nói đầu | 1. Khái niệm chung | 2. Xử lý số liệu thống kê dân số | 3. Phân bố và phân loại dân số | 4. Tử vong và bệnh tật | 5. Hôn nhân | 6. Sinh đẻ | 7. Tăng trưởng và thay thế dân số | 8. Di cư | 9. Các khía cạnh kinh tế và xã hội của nhân khẩu học
Trang: 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 20 | 21 | 22 | 23 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 40 | 41 | 42 | 43 | 50 | 51 | 52 | 60 | 61 | 62 | 63 | 70 | 71 | 72 | 73 | 80 | 81 | 90 | 91 | 92 | 93


901

Một phần của lý thuyết dân số (105-1) liên quan tới các yếu tố quyết định và hệ quả kinh tế xã hội của các xu hướng dân số. Các phân tích lý thuyết dân số trước kia chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa tổng số dân và các nguồn lực1 hay nói cách khác là các phương tiện có sẵn để duy trì dân số, hay sản xuất2, việc tạo ra các hàng hoá và dịch vụ. Gần đây, trọng tâm đã chuyển sang các mối tương quan giữa tăng trưởng dân số 701-1) và các thành phần của nó, và tăng trưởng kinh tế (903-1), đặc biệt là trong tiêu thụ3, tiết kiệm4, và đầu tư5.

902

Quá trình xem xét mối quan hệ giữa kích thước dân số và nguồn lực đã làm nảy sinh các khái niệm mới gồm thừa dân số1thiếu dân số2. Những thuật ngữ này chỉ được xác định ở một mức phát triển3 nhất định. Dân số tối ưu4, đôi khi được gọi tắt là tối ưu4, đạt được khi thiếu hay thừa dân số đều không mang lại lợi thế gì. Trong trường hợp những lợi thế mang lại mang tính kinh tế thì được gọi là tối ưu kinh tế5. Các thảo luận về tối ưu kinh tế thường xoay quanh phúc lợi kinh tế nhưng vì đây là khái niệm khó xác định trong thực tiễn nên đôi khi chủ đề này được thay bằng mức sống6 hay tiêu chuẩn sống6. Mức sống thường được ước tính qua thu nhập quốc dân thực tế bình quân đầu người7 hay là tổng lượng hàng hoá và dịch vụ được tạo ra trong một khoảng thời gian cụ thể (hoặc giá trị thu nhập tương đương bằng tiền sau khi đã điều chỉnh để tính đến những khác biệt trong sức mua) chia cho tổng dân số trong cùng khoảng thời gian.

  • 5. Một số người sử dụng khái niệm tối ưu năng lượngtối ưu xã hội cũng giống như tối ưu kinh tế.
  • 6. Một số nhà kinh tế định nghĩa "tiêu chuẩn sống" theo nghĩa hẹp là một mục đích đã được chấp nhận hoặc tập hợp các nhu cầu đã được công nhận; khái niệm này khác với khái niệm mức sống đã đạt được trên thực tế. Một số người khác lại sử dụng cùng một định nghĩa cho hai khái niệm này.
  • 7. Các thước đo khác như tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu người cũng đã được sử dụng.

903

Các nhà kinh tế nhấn mạnh mối quan hệ phức tạp giữa tăng trưởng kinh tế1 hoặc phát triển kinh tế1 và tỷ lệ tăng trưởng dân số và những thay đổi trong cơ cấu dân số. Các nhà kinh tế ngày nay ít quan tâm tới khái niệm tĩnh về quy mô dân số tối ưu mà quan tâm nhiều hơn đến khái niệm động về tỷ lệ tăng trưởng tối ưu2 của dân số hay tỷ lệ tăng trưởng phù hợp với tỷ lệ tăng mức sống tối đa. Các nước có mức sống thấp, hay còn được gọi là các nước chậm phát triển3 hay các nước đang phát triển3 đặc biệt quan tâm đến các mối quan hệ này.

  • 3. Còn được gọi là các nước kém phát triển hay các nước có thu nhập thấp. Các nước này thường được so sánh với các nước phát triển hay các nước phát triển hơn.

904

Dân số tối đa1 của một vùng lãnh thổ, đôi khi được gọi là khả năng tải1 của vùng lãnh thổ, thường được hiểu là số lượng người lớn nhất có thể tồn tại trong một số điều kiện nhất định. Đôi khi khái niệm này cũng được sử dụng để chỉ số lượng người lớn nhất mà vùng có thể hỗ trợ được ở một tiêu chuẩn sống nhất định. Ngược lại, dân số tối thiểu2 được hiểu là số lượng người nhỏ nhất và thích hợp với khả năng sinh tồn của nhóm3 trong một khu vực.

905

Thuật ngữ sức ép dân số1 liên quan đến quy mô dân số và nguồn lực hiện có nguồn lực (901-1). Nói rằng sức ép dân số mạnh hay yếu có nghĩa rằng dân số của một khu vực là quá lớn hoặc qúa nhỏ so với điều kiện nguồn lực hiện có. Theo học thuyết Man-tuýt2 luôn tồn tại sức ép dân số đối với nguồn lực để tồn tại nguồn lực3. Bất cứ thay đổi nào trong điều kiện sinh tồn sẽ làm gia tăng dân số (701-1) cho đến khi dân số cân bằng4 trở lại. Đó cũng là khi mức sống đạt mức tối thiểu, tức là ở mức cho phép duy trì cuộc sống mức tối thiểu5,tức là ở mức cho phép duy trì cuộc sống. Sự cân bằng này được duy trì bởi việc loại bỏ dân số dư thừa đôi khi được hiểu bằng sự kiểm soát tích cực6 (nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh), hoặc thông qua sự kiểm soát ngăn ngừa7 hoặc kiềm chế mang tính đạo đức8bao gồm trì hoãn kết hôn9, đi kèm với sự kiêng khem quan hệ tình dục trước hôn nhân.

  • 6. and 7. Thuật ngữ kiểm soát tích cựckiểm soát ngăn ngừa kiểm soát ngăn ngừa trong tiếng Anh chỉ được sử dụng khi bàn về học thuyết dân số của Man-tuýt.

906

Mặc dù thuật ngữ Malthusianism1 có nguồn gốc xuất phát từ học tuyết Man-tuýt, song hiện nay thuật ngữ này được sử dụng nhằm đề cập đến quan điểm muốn kiểm soát tốc độ gia tăng dân số. Thuyết Man-tuýt mới2, trong khi chấp nhận ý định kiểm soát sự gia tăng dân số, lại kêu gọi hạn chế sự gia tăng dân số thông qua sử dụng các biện pháp tránh thai (627-3).

  • 1. Malthusianism, n. - Malthusian, adj.: 1. tuân thủ học thuyết Man-tuýt. Hai thuật ngữ này đôi khi được sử dụng nhầm với việc vận động các chương trình kế hoạch hóa gia đình để giải quyết các vấn đề kinh tế..

907

Quá trình chuyển đổi từ mức sinh và mức chết tương đối cao đến mức sinh và mức chết tương đối thấp như chứng kiến ở nhiều quốc gia, được gọi là quá độ nhân khẩu học hoặc quá độ dân số. Trong qúa trình chuyển đổi từ giai đoạn tiền quá độ2 đến giai đoạn hậu quá độ3, giữa mức giảm sinh và mức giảm chết tồn tại độ trễ và là nguyên nhân dẫn đến dân số tăng trưởng quá độ4. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu những thay đổi trong năng suất lao động5, tức là năng lực sản xuất tính trung bình trên lao động hoặc tính trên đầu người dân, gắn liền với giai đoạn quá độ dân số.

  • 1. Quá độ dân số đôi khi còn được gọi là cuộc cách mạng về tăng tự nhiên dân số. Ngoài ra, người ta còn phân biệt giữa quá độ mức sinhquá độ mức chết. Lý thuyết quá độ dân số gắn liền với những biến đổi trong lịch sử về sinh đẻ và tử vong là kết quả của biến đổi kinh tế-xã hội đi kèm với quá trình công nghiệp hóa, và đô thị hóa.

* * *

Go to: Introduction to Demopædia | Instructions on use | Downloads
Chapters: Preface | 1. General concepts | 2. The treatment and processing of population statistics | 3. Distribution and classification of the population | 4. Mortality and morbidity | 5. Nuptiality | 6. Fertility | 7. Population growth and replacement | 8. Spatial mobility | 9. Economic and social aspects of demography
Pages: 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 20 | 21 | 22 | 23 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 40 | 41 | 42 | 43 | 50 | 51 | 52 | 60 | 61 | 62 | 63 | 70 | 71 | 72 | 73 | 80 | 81 | 90 | 91 | 92 | 93